Cách nấu gạo Nhật như thế nào? Có giống với cách khi
chúng ta nấu gạo bình thường không? Bạn đã biết cách người Nhật nấu gạo như thế
nào chưa?
Từ lâu gạo Nhật đã được bạn bè quốc tế truyền tai nhau với
những giống gạo thơm ngon cho hạt cơm mềm dẻo và có
nhiều thành phần tốt cho sức khỏe; cho hương thơm tự nhiên và dẻo ngay cả khi để
nguội.
Tuy
nhiên cách để có thể nấu gạo Nhật ngon thì không phải ai cũng biết. Để có được
hạt gạo thơm ngon như thế người Nhật có cách nấu gạo vô cùng công phu. Vậy công
phu ra sao thì bạn có thể tham khảo trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn sẽ quan tâm rằng sự khác nhau giữa gạo Nhật và gạo Việt Nam như thế nào, hãy click xem bài viết để được hiểu rõ hơn hơn nhé.
Cách
nấu Gạo của người Nhật ra sao?
Nhắc
đến gạo Nhật không thể không nhắc
đến giống gạo nổi tiếng Japonica, Koshihikari hay gạo Akira. Từ các loại gạo
nổi tiếng trên, bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon, đặc trưng đậm văn hóa
– ẩm thực Nhật Bản như: cơm nắm, sushi, cơm trộn hải sản, bánh gạo,..
Cách nấu gạo Nhật hoàn toàn không giống với cách nấu
gạo như người Việt thường nấu và ngay cả loại gạo họ nấu cũng khác hẳn so với
chúng ta. Loại gạo người Nhật dùng để nấu
cơm có hạt trắng, tròn và rất cứng.
Còn đối với gạo tẻ Việt Nam thì thon dài
hơn. Gạo Nhật khi nấu lên, cơm rất dẻo, thơm ngào ngạt, hạt cơm căng bóng rất đẹp
mắt, vị ngọt lại rất đậm đà. Chính vì vậy ngày càng có rất nhiều người tìm mua
gạo Nhật để nấu.
Cách
vo gạo của người Nhật
Ở nước thứ nhất, người Nhật làm tương tự như cách
vo gạo của người Việt Nam. Nhưng ở lần thứ 2, họ sẽ vo đến khi nước trong có thể
thấy rõ được hạt gạo. Với người Nhật họ có thể vo 3 – 4 lần nước miễn sao gạo sạch
là được. Trong quá trình vo bạn nên khuấy nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh để giá trị dinh
dưỡng của gạo không bị mất đi.
Khâu quan trọng để có gạo Nhật ngon
Nếu như cách nấu cơm của người Việt thông thường sau
khi vo xong sẽ lau khô rồi bắt lên nấu. Tuy nhiên, người Nhật thì không vội nấu
liền mà họ bắt đầu công đoạn ủ gạo.
Sau khi vo, gạo để ráo nước xong họ đặt rổ chứa gạo
vào nồi rồi dùng chiếc khăn ẩm đậy lên mặt gạo trong 30 phút để gạo hấp thu độ ẩm.
Sau 30 họ mới bắt đầu cho gạo vào nồi.
Với gạo Nhật, bạn cần đong nước thật
chính xác khi nấu. Tỉ lệ nước thông thường sẽ là 1:1 (gạo được đóng gói trong
vòng 3 tháng) hoặc 1:1,1 (gạo được đóng gói hơn 3 tháng).
Sau
khi nấu 10 phút, bạn sẽ thấy hạt gạo rất dẻo, bóng bẩy trông rất đẹp mắt.
Nếu
bạn yêu thích văn hóa, ẩm thực Nhật Bản thì đừng quên ghé thăm website
MoshiMoshi.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin mới nhé!